Cách mua hàng trực tuyến quần áo đẹp và chất lượng
Giúp bạn mua đồ online không mắc "gian chiêu" của chủ shop
Hiện nay, việc bán hàng online của các shop thời trang đã mở rộng hơn rất nhiều, từ những trang thương mại điện tử đến website riêng của cửa hàng và hãng, đặc biệt là việc mua bán tại các fanpage, group (nhóm) trên facebook đang trở nên rầm rộ. Chúng ta đều có thể sử dụng các hình thức này, vấn đề là các bạn lựa chọn website nào, shop nào và mua như thế nào thôi.
- Tư vấn cách chọn website bán hàng/shop online
- Việc e ngại bị lừa lo thường trực trong tâm trí nhiều người mua hàng online. Nếu có dịch vụ ship hàng đến tận nơi rồi mới trả tiền, bạn nên áp dụng để đảm bảo món đồ mình đặt không bị thất lạc và mất tiền oan. Hiện nay rất nhiều shop bán qua mạng đang sử dụng chiêu này để thu hút các "thượng đế".
- Nên mua hàng trên website chính thức của hãng thời trang, bởi chắc chắn bạn sẽ không mua phải hàng nhái. Từ thương hiệu quốc tế đến Việt Nam đều có trang web riêng của mình để cập nhật sản phẩm.
- Đối với website thương mại điện tử, việc tìm thứ thời trang khá là tiện lợi, khi bạn chỉ việc searh (tìm kiếm) tên trang phục, phụ kiện là sẽ có hàng loạt món đồ của nhiều nhà cung cấp với kiểu dáng, màu sắc và giá cả khác nhau để so sánh. Một điều bạn nên lưu ý, hình thức này có hai loại:
Một loại do một đơn vị chủ quản trang web chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa họ nhập về. Các cô gái nên lựa chọn mua quần áo online ở những website uy tín. Với các trang web bán hàng của các công ty lớn, họ thường có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và luôn lo ngại mất vị thế kinh doanh. Vì vậy, giữ được khách hàng là rất quan trọng, việc lừa đảo rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, nguồn hàng của họ rất đa dạng, ứng với mọi giá cả. Bạn nên đọc kỹ tất cả thông tin về sản phẩm và gọi điện đến bộ phận chăm sóc khách hàng của họ nếu có vấn đề gì cần hỏi thêm.
Loại thứ hai là website do một đơn vị lập ra nhưng mỗi shop tự chịu trách nhiệm bán hàng và chất lượng hàng hóa của mình. Bạn cần xem các phản hồi của khách hàng để biết họ có được lòng các "thượng đế" hay không. Tín đồ ẩm thực thường truyền tai nhau: Quán càng đông thì càng phải lao vào, vì chắc hẳn nó ngon. Shop thời trang online cũng vậy. Tất nhiên với những shop mới khởi đầu việc buôn bán, bạn cũng cần châm trước.
- Mua hàng trên facebook đang là hình thức nở rộ nhất, được đông đảo giới trẻ, dân công sở áp dụng. Như đã nói ở trên, bán hàng qua facebook có thể tại fanpage hoặc các group:
Với fanpage, hãy đánh giá qua lượng fan, phản hồi của trang, đồng thời để ý lượng like và bình luận cho mỗi bài viết. Tôi đã loại trừ được nhiều fanpage bán hàng vì thấy phần đánh giá của họ đa số là những lời chê bai, thậm chí chửi rủa của khách sau khi mua. Bạn cũng nên cảm nhận bằng trực quan những lời giới thiệu, trả lời của shop xem họ có nói quá hoặc giọng điệu của người bán có thể hiện sự "chảnh chọe" với khách hay không.
Với việc bán hàng trên group, cũng như một số hình thức trên, hãy xem lượng like và bình luận cho mỗi bài viết của họ có "khủng" và được đánh giá tốt hay không. Thông thường, những chủ shop quen mặt trên group, được nhiều người tin tưởng sẽ có lượng feedback (phản hồi) lớn.
Một điều nhỏ nhưng bạn cũng có thể tự kiểm chứng, hãy thử dạo qua trang cá nhân của chủ shop. Giá trị trên mạng xã hội là ảo, điểm tốt có thể không đáng tin nhưng có những điểm xấu sẽ hiển hiện rõ ràng. Việc mua bán có thể không ảnh hưởng đến tư cách cá nhân nhưng đừng quên thái độ của họ đối với việc bán hàng, cũng như những người khác có thể phản hồi lại về hàng hóa của họ trên trang cá nhân.
- Với tất cả các hình thức bán hàng trên, khi chọn một website hay cửa hàng online, hãy thử search Google tên, số điện thoại của họ để xem "thương hiệu" này có gặp vấn đề gì hay không. Nhiều trường hợp khi tìm kiếm tôi đã đọc được những topic như "mình bị shop xyz lừa", "đừng mua hàng của..."
- Tìm tên món thời trang bạn muốn mua để có thể so sánh giá giữa các trang bán hàng.
- Đừng bỏ qua những lời rỉ tai của bạn bè, đồng nghiệp về những địa chỉ shop, website bán hàng online mà họ mua được những món đồ rẻ, đẹp. Đương nhiên bản thân bạn cũng nên tự khám phá để có thể truyền lại cho họ. Kinh nghiệm cho thấy, nếu có rủi ro xảy ra hầu như chỉ rơi vào lần mua đầu tiên. bạn có thể chọn một món đồ rẻ để test thử trước chất lượng và thái độ phục vụ của họ. Đừng e ngại, cứ mạnh dạn mua quần áo online. Việc này sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
- Có một chủ shop mà tôi hay mua đã nói rằng: "Có những tình bạn bắt đầu từ mối quan hệ người bán và khách hàng". Đừng mua một lần rồi thôi nếu bạn đã tìm được địa chỉ tốt. Nếu cảm thấy tin tưởng bạn cần ghi nhớ để lần sau mua tiếp. Hãy đánh dấu những shop mà bạn cho là hàng ổn, giá tốt để chúng ta có thể tuyển tập một "cẩm nang" địa chỉ mua hàng trực tuyến hữu ích
- Bí quyết chọn sản phẩm giúp bạn tránh "mua hớ"
Chưa được sờ tận tay, nhìn tận mắt quả thực là khó. Luôn luôn có xác suất "lệch chuẩn" mà bạn phải chấp nhận nếu chọn nhầm. Chấp nhận một sự tiện dụng bao giờ cũng đi kèm với cái giá của nó. Những một số bí quyết sau đây có thể giúp bạn bớt gặp trường hợp mua về không dùng được hơn.
Những ảnh trang phục, phụ kiện mà các shop đăng bao giờ cũng thật long lanh. Ánh sáng chuẩn, mẫu đẹp, góc chụp hoàn hảo và công nghệ chỉnh sửa quá ư "ảo diệu", thế nên không khó hiểu khi các cô gái không ngần ngại nhấp chuột đặt hàng. Bạn cần loại trừ đi một vài phần trăm thực tế sự bắt mắt của món đồ kẻo khi nhận hàng không khỏi thất vọng.
- Đừng ảo tưởng bạn sẽ mặc đẹp như mẫu. Mỗi người có một vóc dáng và làn da khác nhau. Nhiều món thời trang theo hình trên mạng, người mẫu mặc rất đẹp nhưng lại không hợp với chính bản thân mình. Chớ bị các chân dài "thôi miên", cám dỗ mà quên nghĩ đến cơ thể bạn có thực sự phù hợp với chúng hay không.
- Đừng quá tin vào kích cỡ (size) in trên trang phục. Có thể món đồ này bạn vừa với size S nhưng kiểu dáng khác lại quá chật so với thân hình bạn. Hãy hỏi trước chủ shop rằng cân nặng, chiều cao của bạn như vậy có vừa vặn với nó hay không. Nếu cơ thể bạn tương đối khó lựa đồ, đừng mua những trang phục có chất vải cứng, ít co giản. Trong trường hợp không mặc được, hẳn không có cách nào hơn là phải đem cho.
- Nhìn qua mạng không phải lúc nào bạn cũng đoán được chất liệu trong khi chất vải là rất quan trọng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức để nhận diện loại vải, xem loại nào hay bị nhăn, co dãn, thấm hút mồ hôi tốt cũng như phù hợp với thời tiết. Tất nhiên bạn cũng nên hỏi chủ shop nhưng đừng tin tuyệt đối.
- Chọn những món đồ có dây, quai điều chỉnh được: Trong trường hợp bạn mua giày dép hay váy áo, nếu số đo cơ thể hay chân của bạn có lệch so với sản phẩm một chút cũng không vấn đề gì.
- Mua những món đồ có thể sửa được: Chẳng hạn như một chiếc váy màu trơn sẽ dễ sửa hơn một chiếc váy có họa tiết đẹp ở phần chân váy. Nếu nó quá dài so với cơ thể bạn, khi cắt ngắn hẳn chúng không còn đẹp như ban đầu. Một số trang phục cầu kỳ cũng dễ mất dáng khi chỉnh sửa.
Kết lại bài này tôi muốn nói, mảnh đất bán hàng online sẽ còn lan rộng, trên đó có những người "nông dân" cần mẫn, ngày ngày đăng ảnh, chăm sóc phản hồi của khách rồi túc tắc giao hàng, nhưng cũng có cả những gian thương trục lợi. Hãy chọn một vài khu vườn mình yêu mến, đồng thời bỏ túi những bí quyết và kinh nghiệm để vận dụng cho những lần sau. Việc có mua online hay không là lựa chọn ở bạn.
Những gì tôi nói ở trên là kinh nghiệm của tôi. Còn các bạn, hãy chia sẻ ngay dưới bài này bí quyết, những shop online yêu thích cũng như những "vố" mua hàng để đời của bạn để các bạn khác biết nên và tránh nhé! Việc truyền tay này của chúng mình giúp cộng đồng kinh doanh online sẽ sạch sẽ hơn rất nhiều đấy.
Chúc các bạn mua sắm thông minh và vui vẻ!
Phân biệt túi xách thật giả khi mua hàng trực tuyến
Những mẹo sau sẽ giúp bạn phân biệt túi xách thật và giả khi mua sắm hàng qua mạng đặc biệt là các mẫu túi xách nữ hàng hiệu mà bạn yêu thích.
- Biết rõ về nguồn gốc túi xách trước khi mua online
Trước khi chọn mua túi xách, nhất là dịp cuối năm, bạn nên chú ý tìm hiểu rõ nguồn gốc để phân biệt được hàng thật, hàng giả. Ví dụ như đó là một cửa hàng online được người quen giới thiệu hoặc nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng thì sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi mua hàng trực tuyến cuối năm. Một cửa hàng hoăc website trông không chuyên nghiệp hoặc cao cấp thì rất nhiều khả năng sẽ cung cấp các sản phẩm kém chất lượng.
- Kiểm tra hình ảnh thật của túi
Không nên mua hàng qua mạng dựa vào kho hình ảnh được chụp sẵn, được chỉnh sửa nét căng. Kể cả mua quần áo hay mua túi xách, bạn nên yêu cầu chủ cửa hàng chụp cho mình một bức hình thực tế của chiếc túi để có thể xem xét các chi tiết xác thực nhất.
- Kiểm tra bề mặt chất liệu túi xách
Hầu hết các mặt hàng túi xách da sẽ được mài mịn bề mặt, các cạnh thô ráp bằng một dụng cụ đặc biệt. Vì thế, nếu khi chọn mua túi xách bạn thấy màu sơn thô ráp, bề mặt lồi lõm cẩu thả là những dấu hiệu nhận biết túi xách giả
- So sánh giá cả túi xách ở các cửa hàng
Nếu như chiếc túi xách mà bạn đang có ý định mua có giá thấp hơn rất nhiều túi ở các cửa hàng khác thì nhiều khả năng đó là chiếc túi xách giả. Khi mua hàng trực tuyến, nhất là dịp xả hàng cuối năm, bạn nên cân nhắc và tham khảo thật kỹ giữa các cửa hàng. Cho dù là sale off nhưng nếu chiếc túi có giá quá rẻ so với các cửa hàng khác chắc chẳn không phải đồ "xịn" rồi.
- Kiểm tra túi bóng phủ túi xách
Bạn phải thật cẩn trọng với những chiếc túi xách có túi bóng nhựa bảo vệ túi xách màu trong suốt, quá lỏng lẻo. Đây là một trong những dấu hiệu để phân biệt túi xách thật giả.
Hướng dẫn bảo mật khi mua hàng và thanh toán trực tuyến - online shopping
Dưới đây là một vài điều cần lưu ý giúp bạn tránh khỏi những rủi ro có thể gặp phải khi mua sắm trực tuyến. Một số thông tin dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn bảo mật thông tin trong giao dịch online.
- Kiểm tra đường link trang web bán hàng một cách kỹ càng
Nhiều người dùng đã bị đánh lừa bởi những trang web giả mạo giao diện của các trang web quen thuộc, cũng như đường link liên kết nếu không chú ý có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Chẳng hạn, với địa chỉ muabannhanh.com, những tên lừa đảo trực tuyến có thể thay thế bằng địa chỉ muabanhanh.com (2 chữ n chỉ còn 1 chữ), hay muabannhanh.com-i.com… Do vậy, chú ý kỹ địa chỉ trang web mình ghé thăm không bao giờ là thừa trước khi bắt đầu các giao dịch trực tuyến.
- Chỉ thanh toán trên các trang web sử dụng giao thức https
Hacker có thể dễ dàng lấy thông tin (tên, số tài khoản, số thẻ tín dụng…) khi bạn khai báo trên các trang web sử dụng giao thức http thông thường, thay vì mã hóa bằng giao thức https (SSL – Secure Socket Layer).
Do vậy, hãy đảm bảo chỉ tiến hành các giao dịch trên các trang web đã được mã hóa an toàn (bằng cách nhìn vào thanh địa chỉ của trình duyệt, sẽ thấy giao thức https ở đầu trang web, đồng thời sẽ có biểu tượng ổ khóa xuất hiện trên trình duyệt.
- Chỉ mua sản phẩm từ các trang web có uy tín
Trước khi quyết định mua sản phẩm từ một website, nên tìm hiểu kỹ thông tin về website đó. Hãy tìm xem các thông tin về địa chỉ, thông tin liên lạc… hoặc tham khảo về uy tín của trang web đó từ Internet. Nếu bạn mua sản phẩm từ các website nước ngoài, các trang web thường đặt các link liên kết xác nhận về uy tín của mình từ các tổ chức đánh giá có uy tín dưới dạng các biểu tượng.
Biểu tượng xác nhận uy tín trang web của BBBonline và TRUSTe, Nhấn vào các biểu tượng để xác nhận xem các đánh giá có đúng thật hay chỉ là các biểu tượng lừa đảo được gắn vào nhằm qua mắt khách hàng.
- Không bao giờ nhấn vào đường link của các email Spam
Các spam mail thường gửi đến khách hàng những lời mời chào hấp dẫn, những sản phẩm khuyến mãi với giá cả giảm nhiều lần so với giá gốc, kèm theo đó là đường link để người dùng có thể khai báo thông tin tài khoản và đặt mua hàng. Tuyết đội không bao giờ nhấn vào các đường link này, và cách tốt nhất đó là phớt lờ các email quảng cáo dạng này.
- Chỉ sử dụng máy tính và Internet tại nhà để giao dịch
Không bao giờ khai báo các thông tin cá nhân trên các máy tính và mạng Internet công cộng. Bạn không biết chắc máy tính đó có cài đặt phần mềm gián điệp và mạng Internet công cộng đang bị ai theo dõi hay không. Chỉ thực hiện các giao dịch tại nhà và trên các máy tính mà mình tin tưởng.
- Không ghi các thông tin tài khoản ra giấy hoặc lưu trên máy tính
Số tài khoản hay số thẻ là một dãy số khá dài và khó nhớ, nhưng hãy tìm cách nào đó để ghi nhớ chúng hoặc lưu trữ chúng một cách an toàn và đảm bảo, đặc biệt là mã PIN hay security code. Nếu lưu trên máy tính và khi máy tính của bạn bị một ai đó xâm nhập vào, chắn hẳn bạn đã biết kết cục.
Đặc biệt, có một số dịch vụ trực tuyến với lời quảng cáo cho phép lưu trữ thông tin tài khoản, cho phép người dùng thực hiện các thanh toán trực tuyến nhanh chóng hơn… Tốt nhất, hãy tự mình bảo vệ mình và đừng giao những thông tin này cho ai khác.
- Sử dụng trình duyệt bản mới nhất để thanh toán trực tuyến
Các trình duyệt web phiên bản cũ có thể vẫn còn các lỗ hồng bảo mật chưa được khắc phục và hacker có thể dựa vào đó để đánh cắp thông tin người dùng.
- Sử dụng tường lửa và các phần mềm bảo mật
Các phần mềm bảo mật và tường lửa trên máy tính sẽ giúp ngăn chặn các phần mềm gián điệp và hacker xâm nhập vào máy tính, đánh cắp các thông tin tài khoản của người dùng khi họ khai báo để mua hàng trực tuyến. Dĩ nhiên, các phần mềm bảo mật không thể triệt để bảo vệ bạn, do vậy, hãy tự bảo vệ chính mình bằng những lời khuyên đã có ở trên.
Mua hàng trực tuyến an toàn ở đâu?
Mua hàng trực tuyến tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Cách mua hàng trực tuyến quần áo đẹp và chất lượng
Nguồn: http://camnangmuabannhanh.com/cach-mua-hang-truc-tuyen-quan-ao-dep-va-chat-luong/349
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bí quyết để mua hàng trực tuyến an toàn, Hướng dẫn mua hàng trực tuyến an toàn, mẹo mua hàng trực tuyến an, mua hàng trực tuyến, Mua hàng trực tuyến an toàn, Những điều cần chú ý khi mua hàng trực tuyến, Phân biệt túi xách thật giả khi mua hàng trực tuyến